Giao tiếp bằng mắt Giao_tiếp_phi_ngôn_ngữ

Thông tin về mối quan hệ và ảnh hưởng của hai người thể hiện thông qua cử chỉ cơ thể và giao tiếp bằng mắt.

Một ví dụ cho giao tiếp bằng mắt là khi hai người nhìn vào mắt nhau cùng một lúc, nó là phương thức giao tiếp phi ngôn ngữ cơ bản chỉ ra sự gắn bó, sự quan tâm, sự chú ý và sự liên quan. Nhiều nghiên cứu đã tìm ra rằng con người dùng mắt của họ để biểu hiện sự thích thú. Nó bao gồm những ghi nhận về tần số của hoạt động nháy mắt và sự chuyển động của lông mày.[cần dẫn nguồn] Sự hờ hững được đặc biệt chú ý khi không có hoặc chỉ rất ít giao tiếp bằng mắt được thực hiện trong môi trường xã hội. Tuy nhiên khi cá nhân thể hiện sự quan tâm thì đồng tử sẽ dãn ra.

Theo Eckman, "Giao tiếp (còn được gọi trao đổi ánh mắt) là một kênh chính của giao tiếp phi ngôn ngữ. Mà trong đó thời gian của việc giao tiếp bằng mắt là quan trong nhất".[25] Nói chung, thời gian giao tiếp bằng mắt được thiết lập giữa hai người càng lâu thì mức độ thân mật càng cao.[4] bao gồm hành động nhìn trong khi nói chuyện và lắng nghe. Độ dài của thời gian và tần số của ánh mắt, sự giãn nở của đồng tử, tần số chớp mắt đều là những tín hiệu giao tiếp phi ngôn ngữ quan trọng.[26] "Sự thân thiết nhìn chung sẽ tăng lên khi sự trao đổi ánh mắt tăng lên".[4]

Cũng giống như cách phát hiện ra sự thiếu quan tâm, sự lừa dối cũng có thể quan sát được từ con người. Hogan cho rằng "Khi một người muốn lừa dối thì mắt của họ sẽ chớp nhiều hơn. Những hoạt động của mắt giống như một chỉ số cho thấy sự chân thành hoặc lừa dối".[4] Cả tín hiệu ngôn ngữ và phi ngôn ngữ đều hữu ích trong việc phát hiện sự lừa dối. Điển hình như những người có thể phát hiện nói dối thông qua sự nhất quán của lời nói nhưng điều này có thể hé lộ họ phát hiện nói dối tốt thế nào. Những người lừa dối và những người chân thành sẽ thể hiện những dạng tín hiệu ngôn ngữ và phi ngôn ngữ khác nhau, điều mà sẽ được giữ trong tâm trí. Hơn nữa, điều quan trọng cần được nhắc đến là việc hiểu về nền văn hóa của một người sẽ ảnh hưởng đến mức độ dễ dàng trong phát hiện nói dối bởi vì những tín hiệu phi ngôn ngữ có thể khác nhau phụ thuộc vào văn hóa. Ngoài giao tiếp bằng mắt, những tín hiệu phi ngôn ngữ về khía cạnh sinh lý có thể kể đến là nhịp tim cũng như mức độ đổ mồ hôi.[9] Ngoài ra anh mắt không thiện cảm cũng có thể dự đoán cho sự lừa dối. Ánh mắt ác cảm chính là sự tránh né giao tiếp bằng mắt. Giao tiếp bằng mắt và biểu cảm khuôn mặt cung cấp những thông tin xã hội và cảm xúc quan trọng. Nhìn chung, như Pease nói, "Hãy tạo ra lượng giao tiếp bằng mắt khiến mọi người cảm thấy thoải mái. Trừ khi văn hóa của họ không cho phép, người biết điều khiển ánh mắt thường được tín nhiệm hơn những người không điều khiển ánh mắt".[6] 

Trong khi che giấu lời nói dối, giao tiếp phi ngôn ngữ khiến việc nói dối trở nên dễ dàng hơn mà không bị phát hiện. Đây là kết quả của một nghiên cứu mà người tham gia được thẩm vấn những người bị buộc tội ăn cắp ví tiền. Những người được hỏi đã nói dối trong khoảng 50% các trường hợp. Mọi người có quyền truy cập vào ghi chép bằng văn bản, băng ghi âm hoặc băng ghi hình của buổi tra hỏi. Càng nhiều những tín hiệu có sẵn mà họ được nhìn thấy, thì xu hướng đánh giá những người thực sự đang nói dối là đáng tin lại càng tăng lên. Có nghĩa là những người nói dối giỏi có thể sử dụng giọng nói, âm sắc và biểu cảm khuôn mặt để thể hiện rằng họ đáng tin.[27] Trái ngược với những điều thường được tin tưởng, một người nói dối không phải lúc nào cũng tránh sự giao tiếp bằng mắt. Trong nỗ lực để thuyết phục, người nói dối cố tình giao tiếp bằng mắt nhiều hơn với những người thẩm vấn hơn là những người nói thật.[28][29] Tuy nhiên, có rất nhiều ví dụ về tín hiệu nói dối, được truyền tải bởi kênh giao tiếp phi ngôn ngữ, qua đó người nói dối được cho là vô tình cung cấp manh mối về kiến thức che giấu hoặc ý kiến thực tế.[30] Đa số nghiên cứu về tín hiệu phi ngôn ngữ dung để lừa dối dựa trên những cảnh quay mã hóa của con người (c.f. Vrij, 2008[31]), tuy nhiên trong thời gian gần đây cũng có những nghiên cứu về sự khác biệt về chuyển động cơ thể giữa những người nói thật và nói dối bằng cách sử dụng hệ thống tự động ghi hình chuyển động cơ thể.[32]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Giao_tiếp_phi_ngôn_ngữ http://journals.cambridge.org.proxy2.lib.uwo.ca/ac... http://adiloran.com/ODTU-isletme/FirstImpressions.... http://www.brighthubpm.com/monitoring-projects/851... http://brktrail.com/bodylanguage/ http://www.digitaldreamart.com/storage/Gentlemen.p... http://www.forbes.com/sites/learnvest/2012/04/03/w... http://www.gcastrategies.com/booksandarticles/62/c... http://www.globepequot.com/knack_body_language-978... http://sites.google.com/site/nonverbalcommunicatio... http://www.kevinhogan.com/downloads/8Mistakesp.pdf